Vận dụng sáng tạo kinh nghiệm quốc tế trong việc ứng phó với TQ tại Biển Đông
- Ngày đăng 18-10-2019
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có vẻ đã bắt đầu học được gì đó từ cách Việt Nam ứng phó với sự xâm chiếm của Trung Quốc trên Biển Đông. Đó chính là hợp tác với công ty dầu khí Rosneft của Nga để cùng thăm dò, khai khác dầu khí trên vùng biển Philippines đang bị Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền.
Ngày 9/10, Bộ trưởng Năng lượng Alfonso Cusi nói rằng Tổng thống Duterte đã đưa ra lời mời tới Rosneft CEO Igor Sechin trong buổi gặp mặt ngày 2/10 tại Mát-xcơ-va.
Việc hợp tác với Rosneft báo hiệu một sự chuyển dịch trong lập trường của Manila trong tranh chấp Biển Đông. Từ năm 2016, Tổng thống Duterte đã thử áp dụng các chính sách khác nhau để ứng phó với yêu sách trên biển của Trung Quốc và cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng không mấy thành công. Sách lược mới này sẽ buộc Bắc Kinh phải đối đầu với Mát-xcơ-va và lực lượng hải quân Nga luôn sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Nga trong khu vực. [1]
Các công ty Nga, bao gồm cả Rosneft, đã và đang giúp đỡ Việt Nam thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của mình nhưng bị Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền. Dù Bắc Kinh đã đưa ra những cảnh cáo về các hoạt động trên như một cách để thúc đẩy yêu sách trên biển, các công ty Nga vẫn không hề từ bỏ các dự án. Không giống như Trung Quốc, Nga không đưa ra yêu sách chủ quyền trên Biển Đông và các công ty Nga luôn sẵn sàng nhận hợp đồng thăm dò tài nguyên thiên nhiên với các quốc gia có quyền chủ quyền.[2]
Song song với việc thực hiện chính sách mới, ngày 10/10, Tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Philippines Noel Clement nói rằng quân đội Philippines sẽ tiếp tục hiện đại hóa khí tài quân sự của mình và có thể sẽ xem xét cả việc mua vũ khí từ các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc. [3]
Chung suy nghĩ với Philippines, hầu hết các nước ASEAN khác cũng đang gia tăng chi tiêu quân sự của mình trước mức độ quân sự hóa khu vực của Trung Quốc. Theo Felix Heiduk tại Viện nghiên cứu An ninh và Quan hệ Quốc tế Đức, chi tiêu quân sự tại khu vực tăng gấp đôi trong vòng 15 năm qua, với Thái Lan và Indonesia tăng 10%/năm. Ông cho rằng các lực lượng quân sự khu vực “đang tiến hành tái định hướng chiến lược từ tập trung ứng phó sự trỗi dậy của Trung Quốc và giữ ổn định trong nước sang phòng thủ bên ngoài, gia tăng sức mạnh quân sự bên ngoài và chuẩn bị cho chiến tranh thông thường. [4]
[4] Asia Sentinel, 11/10.
Tin mới
- Động lực nào khiến cộng đồng quốc tế cùng phản đối TQ đưa tàu khảo sát hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam - 21/10/2019 01:00
- Singapore và Indonesia đạt thỏa thuận khung về Vùng thông báo bay và kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông - 20/10/2019 02:00
- Thủ đoạn mới thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông của TQ - 18/10/2019 14:00
- Chính sách Biển Đông của Philippines là thất thường? - 18/10/2019 13:00
- Hợp tác vận tải hàng hải Nga - Ấn Độ đi qua Biển Đông, dấu hiệu tích cực của sự quan tâm đến hòa bình, ổn định của khu vực - 18/10/2019 12:00
Các tin khác
- Nhìn lại những thủ đoạn và phương thức tuyên truyền về vấn đề Biển Đông của TQ trong năm 2019 - 18/10/2019 10:00
- Một số kết quả đáng đạt được qua các Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN-TQ về thực hiện DOC từ năm 2012 đến nay - 18/10/2019 09:00
- Tọa đàm “Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế”: Giới học giả lên án TQ - 18/10/2019 08:00
- Hội nghị SOM - DOC lần thứ 18: Việt Nam chỉ trích, lên án hành vi phi pháp của TQ ở Biển Đông - 18/10/2019 07:00
- Khái quát về những chính sách can dự nổi bật nhất của Mỹ trong vấn đề Biển Đông từ đầu năm 2019 đến nay - 18/10/2019 06:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
603 Khách đang Online