Thắng trận nhưng thua cuộc chiến
- Ngày đăng 21-03-2019
- ...
Trước khi Trung Quốc phủ sóng đầu tư hạ tầng ở Đông Nam Á thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Nhật Bản từng là nhà tài trợ phát triển hàng đầu của khu vực.
Dự án đường cao tốc dài 5,58 km do Nhật Bản trợ vốn tại TP Caloocan, vùng đô thị Manila - Philippines Ảnh: REUTERS
Trong lúc 2 siêu cường tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng kinh tế và thương mại, một số ý kiến cho rằng Bắc Kinh có thể thắng trận nhưng lại thua cả cuộc chiến.
Đó là vì Tokyo có thể không đọ được về mức độ đầu tư với Bắc Kinh song danh tiếng và tầm ảnh hưởng địa phương của họ lại xếp trên. Hoạt động kinh doanh của Nhật Bản tại châu Á bắt đầu từ cuối thập niên 1970 thông qua các công ty đa quốc gia.
Đến những năm 1990, chính phủ Nhật Bản mới đặt dấu ấn lên các dự án hạ tầng trong khu vực và được G7 (nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới) và OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế) đánh giá là hình mẫu về "hạ tầng chất lượng" - với tiêu chuẩn cao về độ an toàn, môi trường, uy tín... cũng như hỗ trợ cải thiện toàn bộ khu vực được phát triển.
Dù nhiều dự án thuộc BRI cũng được xem là "hạ tầng chất lượng" nhưng chúng thường bị phủ bóng bởi nhiều lo ngại lớn hơn và bị gắn nhãn là đòn bẩy để mở rộng quyền lực của Trung Quốc.
"Những dự án này thực sự có ích cho người dân hay chỉ lãng phí? Có ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu hay không? Giúp tạo ra giá trị hay phá hoại giá trị..." là những câu hỏi mà ông Jonathan Hillman, Giám đốc dự án Tái kết nối châu Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), đặt ra trong một báo cáo năm 2018.
Trong khi đó, các tuyến đường sắt, mạng viễn thông và dự án nông nghiệp do cả công ty tư nhân lẫn các viện có liên hệ với chính phủ của Nhật Bản thực hiện đều được khen ngợi về khả năng đào tạo kỹ thuật cho phía địa phương thụ hưởng.
Ngược lại, các nước tham gia BRI hay than phiền các công ty Trung Quốc đưa cả nguyên vật liệu lẫn nhân công từ nước mình sang thay vì tạo điều kiện cho các công ty bản địa. Các dự án BRI còn gây lo ngại về các nguy cơ tham nhũng.
Mặt khác, các dự án của Nhật Bản tạo được niềm tin nhờ có nhiều đơn vị tài chính hỗ trợ, bao gồm những tập đoàn lớn như Mitsubishi, Toyota, Nintendo, Sumitomo Mitsui...
Còn các tổ chức cho vay lớn nhất Trung Quốc chỉ công khai dự án sau khi chọn xong nhà thầu, lại ít khi công bố các điều khoản cho vay và chậm rót vốn. Chính vì băn khoăn các điều khoản cho vay của Trung Quốc mà nhiều thỏa thuận đã bị hủy bỏ hoặc đàm phán lại trong những tháng gần đây.
Có lẽ đúng như một kết luận của Viện Nghiên cứu chính sách trong năm 2018: "Bắc Kinh có thể là bậc thầy về hứa hẹn nhưng cho tới nay, Tokyo giỏi thực hiện lời hứa hơn nhiều. Nhờ thế, họ mở rộng được ảnh hưởng".
Tin mới
- Ông Trump tiết lộ lý do giữ “đòn” áp thuế với TQ - 23/03/2019 13:00
- Ông Trump muốn tự dàn xếp đàm phán hạt nhân với Triều Tiên? - 23/03/2019 12:00
- Lý do Triều Tiên bất ngờ triệu hồi đại sứ Nga, TQ, Liên Hợp Quốc về nước - 23/03/2019 11:00
- Putin thách thức phương Tây theo cách đặc biệt - 23/03/2019 07:00
- Xem Nhật Bản giúp TQ bước qua chiến tranh thương mại với Mỹ ra sao? - 22/03/2019 07:30
Các tin khác
- Đáp lễ vụ Huawei, TQ có biến Boeing thành "con tin"? - 21/03/2019 02:00
- Đưa Bắc Kinh vào khuôn khổ, Tổng thống Trump thắng lớn về chính sách với TQ - 21/03/2019 01:00
- Thương chiến Mỹ-Trung: TQ biết Mỹ thiệt hại nhiều hơn - 20/03/2019 13:30
- Cách thức đúng đắn giúp Mỹ có thể đẩy lùi TQ ở Biển Đông - 19/03/2019 01:00
- Quan hệ Thái Lan-TQ và bài học “Mahathir” cho Bangkok? - 18/03/2019 14:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
443 Khách đang Online