Sáng kiến Vành đai, con đường của TQ bị chậm lại
- Ngày đăng 26-11-2020
- T.H
Trung Quốc có thể sẽ giảm bớt các khoản cho vay nước ngoài cho sáng kiến "Một vành đai, Một con đường” do gánh nặng nợ trong nước ngày càng gia tăng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước đã nhấn mạnh lại cam kết của Bắc Kinh với các dự án quy mô lớn trong khuôn khổ sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”. Tuy nhiên, nội bộ Trung Quốc xuất hiện các ý kiến trái chiều về sự bền vững của những khoản đầu tư này trong bối các khoản nợ nội địa ngày càng gia tăng.
Trong những tháng qua, nền kinh tế thứ 2 thế giới đã có mức tăng trưởng chậm lại khi gánh nặng nợ trong nước gia tăng vì đại dịch Covid-19. Giới quan sát đặt ra câu hỏi rằng liệu Trung Quốc có “hãm phanh” các dự án đầu tư ở nước ngoài với các khoản đầu tư “khủng” đổ vào sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” hay không.
Sáng kiến đầy tham vọng trên lần đầu được ông Tập Cận Bình giới thiệu vào năm 2013, với mong muốn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối hơn 70 nước trên các lục địa Á, Âu và Phi bằng đường tàu, đường bộ và đường biển để hình thành “Con đường Tơ lụa” mới. Mục tiêu của Trung Quốc được xem là thúc đẩy kết nối khu vực và liên kết kinh tế, từ đó giúp Bắc Kinh gia tăng tầm ảnh hưởng về chính trị và kinh tế.
Dù Trung Quốc không có dấu hiệu sẽ dừng triển khai sáng kiến trong tương lai, Bắc Kinh có thể cắt giảm các khoản cho vay, do nhu cầu nội địa và các phương pháp nhằm đảm bảo các khoản vay trong tương lai có tính bền vững.
Không có số liệu chính thức được công bố về sáng kiến, nhưng một nghiên cứu ước tính trị giá các dự án “Một vành đai, Một con đường” cùng với các dự án có sự tham gia của Trung Quốc đã lần đầu vượt trên 4.000 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, nợ công ty phi tài chính ở Trung Quốc đã tăng lên hơn 165% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 3 năm 2020, từ 150% GDP trong cùng quý năm ngoái, theo một báo cáo tuần trước của Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
Mức tăng trưởng nợ này không chỉ cao nhất trong các nền kinh tế đang phát triển mà còn vượt qua cả những thị trường phát triển trên thế giới. Tổng nợ của Trung Quốc, gồm nợ hộ gia đình, nợ chính phủ, nợ phi tài chính đã vượt lên gần 290% GDP.
Chuyên gia Alicia Garcia-Herrero từ công ty tài chính Pháp Natixis cho rằng Trung Quốc cần có sự lựa chọn kỹ hơn với các dự án mà họ có thể cấp vốn, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển. Những nền kinh tế này có thể sẽ lâm vào cảnh nợ nần khi xây các công trình quy mô lớn và có thể không tìm được nguồn lực đủ để tiếp tục theo đuổi dự án.
Emre Tiftik, người đứng đầu đơn vị nghiên cứu bền vững ở IIF, cho rằng Trung Quốc cần tập trung hơn vào sự bền vững của các dòng tài chính trong tương lai.
Do Covid-19, sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” đã bị thu hẹp lại về cả số lượng hợp đồng mới và tổng giá trị dự án. Trong khi đó, 2 ngân hàng chính đổ vốn cho sáng kiến trên là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc đã bắt đầu giảm các khoản vay mới kể cả trước khi dịch diễn ra.
Thêm vào đó, các ngân hàng lớn khác của Trung Quốc cũng bắt đầu cải tiến các quy trình cho vay, để việc cấp vốn cho “Một vành đai, Một con đường” có chọn lọc hơn.
Tin mới
- Lo ngại về nguy cơ các nước ở châu Á sẽ hợp tác với Mỹ chống TQ - 01/12/2020 05:00
- TQ sử dụng chiến thuật gây hấn ở Biển Đông tới biên giới Ấn Độ - 01/12/2020 03:00
- Úc và đồng minh hóa giải “nước cờ” của TQ - 30/11/2020 02:00
- Việt Nam phải thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh - 29/11/2020 05:00
- Ưu tiên hàng đầu của Joe Biden vẫn là “dẹp loạn” trên Biển Đông - 28/11/2020 14:00
Các tin khác
- Cuộc so găng giữa hai cường quốc đang hồi gay cấn - 26/11/2020 02:00
- Nước Mỹ không thay đổi, TQ cần phải thay đổi - 25/11/2020 14:05
- Liệu biển Hoa Đông có giảm nhiệt khi ngoại trưởng TQ thăm Nhật Bản? - 25/11/2020 01:00
- Một dự luật quái gở! - 23/11/2020 09:00
- Biển Đông và “lá bài tên lửa” của Nga - 23/11/2020 08:00

Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
438 Khách đang Online